Phòng khám đông y cổ truyền sài gòn | LH:0909 142 327

Phòng khám đông y cổ truyền sài gòn | LH:0909 142 327

Phòng khám đông y cổ truyền sài gòn | LH:0909 142 327

Phòng khám đông y cổ truyền sài gòn | LH:0909 142 327

Phòng khám đông y cổ truyền sài gòn | LH:0909 142 327
Phòng khám đông y cổ truyền sài gòn | LH:0909 142 327
Chào mừng quý khách đến với Website: honganduong.com.vn
Trang chủ

02866511143 02866805232

0909 142 327

0907 031 196

NHĨ CHÂM

Ngày đăng: 15/06/2018 - 12:30 AM

1. Nhĩ châm là gì?

Nhĩ là tai, lỗ tai, còn châm là châm cứu. Vậy nhĩ châm là cách sử dụng thủ thuật châm cứu trên vùng loa tai để chẩn đoán và điều trị các vấn đề sức khỏe của các bộ phận trên cơ thể.

Nhĩ châm đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả trong điều trị và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau, từ đau đầu, dị ứng đến cả một số tình trạng nghiện thuốc là và các vấn đề đau khác. Nhĩ châm được hệ thống hóa đầy đủ và chi tiết bắt đầu từ những năm 1950 nhờ bác sĩ người Pháp Paul Nogier.

2. Nhĩ châm dựa trên cơ sở nào?

Nhĩ châm dựa trên cơ sở các bộ phận trên cơ thể con người đều có một điểm tương ứng ở trên loa tai. Vị trí các huyệt này được lập thành Bản đồ huyệt loa tai - được xem là phản chiếu hình người nằm lộn ngược trên loa tai. Vì vậy, loa tai có những huyệt khi nhận được những kích thích nhất định sẽ có hiệu quả trong giảm đau và trong điều trị các bệnh lý khác.

Khi một bộ phận cơ thể bị tổn thương, huyệt tương ứng trên loa tai cũng thay đổi theo như nhạy cảm hơn, đổi màu da, thay đổi tình trạng mạch máu, sần sùi hơn, giảm điện trở da… hoặc xuất hiện các nốt, các gờ….

Huyệt tương ứng này khi được kích thích đúng cách (bổ, tả, kích thích điện….) sẽ tác động đến bộ phận đó của cơ thể con người, tác động này sẽ giúp điều hòa các chức năng rối loạn, nâng cao hoạt động của các bộ phận.

Bản đồ huyệt vị nhĩ châm - Hình người lộn ngược được phản chiếu trên loa tai

Bản đồ huyệt vị nhĩ châm - Hình người lộn ngược được phản chiếu trên loa tai. Nguồn: Internet

 
  • Có thể điều trị và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh trong cuộc sống hàng ngày

  • Kết quả đạt được tương đối nhanh, hiệu quả có thể xuất hiện ngay khi châm cứu.

  • Gần như không có tác dụng phụ hoặc biến chứng.

4. Nhĩ châm có thể điều trị bệnh lý nào?

Nhĩ châm có thể điều trị và hỗ trợ điều trị tùy theo loại bệnh, một số nhóm bệnh đã có những kết quả khả quan như:

 

Ổn định tình trạng đổ mồ hôi tay • Dị ứng,
• Hỗ trợ giảm cân. • Chắp lẹo, nấc cụt
• Giảm đau trong các bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, đau quanh khớp vai. • Giảm đau sau mổ
• Giảm đau sau zona, đau thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh số V, đau bụng kinh cơ năng …. • Nghiện rượu, thuốc lá
• Hen suyễn, viêm xoang, • Đau đầu, Migraine
• Suy nhược thần kinh, • ...

 

5. Các phương pháp nhĩ châm hiện nay?

Chia làm 2 nhóm chính

Một là châm rồi rút kim ra như việc sử dụng hào châm. Bệnh nhân phải đến cơ sở y tế để thực hiện thủ thuật ngày một lần và bởi thầy thuốc.

 

Ưu điểm Nhược điểm
• Kích thích mạnh, cảm giác rõ • Tốn thời gian
• Kích thích giảm dần sau khi châm
• Một tuần phải đi điều trị 5 – 6 lần liên tục

 

Các phương pháp châm loa tai

Hai là thầy thuốc sẽ sử dung kim ASP, nhĩ hoàn hoặc hạt dán lên loa tai rồi lưu lại 5 – 7 ngày

 

Ưu điểm Nhược điểm
• Kéo giãn thời gian đến điều trị
• Kích thích kéo dài, liên tục
• 1 tuần điều trị chỉ 1 – 2 lần
• Kích thích ít mạnh bằng hào châm

 

 

Hiện nay việc kết hợp châm kim hào châm kết hợp với nhĩ hoàn hoặc hạt dán loa tai sau khi rút kim đang được sử dụng tại phòng khám do có nhiều ưu điểm

 

Ưu điểm Nhược điểm
• Kích thích mạnh, cảm giác rõ
• Kéo giãn thời gian đến điều trị
• Kích thích kéo dài, liên tục
• Một tuần điều trị chỉ 1 – 2 lần
• Tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị nên việc điều trị đạt hiệu quả cao
• Không có

 

6. Kết hợp điều trị nhĩ châm?

Nhĩ châm là một trong các phương pháp điều trị không dùng thuốc của Y học cổ truyền. Vì vậy để đạt được hiệu quả cao trong điều trị cần được thầy thuốc y học cổ truyền khám và đánh giá để có thể sử dụng đơn thuần nhĩ châm hoặc kết hợp với với các phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị tùy theo tình trạng bệnh lý.